Ngày nay, hoạt động bán hàng đa cấp đã không còn xa lạ trong cuộc sống. Làm giàu nhanh chóng, dễ dàng mà không mất công sức gì là những câu được những thủ lĩnh tiêm nhiễm cho người mới gia nhập mạng lưới kinh doanh đa cấp. Vậy bán hàng đa cấp là gì, có cách nào để nhận biết công ty đa cấp lừa đảo không?
Ngày nay, hoạt động bán hàng đa cấp đã không còn xa lạ trong cuộc sống. Làm giàu nhanh chóng, dễ dàng mà không mất công sức gì là những câu được những thủ lĩnh tiêm nhiễm cho người mới gia nhập mạng lưới kinh doanh đa cấp. Vậy bán hàng đa cấp là gì, có cách nào để nhận biết công ty đa cấp lừa đảo không?
1. Chủ yếu tập trung tuyển dụng
Điểm mấu chốt ở những doanh nghiệp bán hàng đa cấp lừa đảo là liên tục tuyển dụng thêm người vào mạng lưới. Nếu bạn chú ý quan sát thấy một công ty chỉ suốt ngày đăng tin tuyển dụng nhân sự mà không tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ năng bán hàng và nâng cao kiến thức về sản phẩm thì rất có thể đây là công ty lừa đảo.
Đối với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính thống thì việc tuyển dụng thêm nhiều nhân sự sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu như họ không bán được sản phẩm. Bởi vì doanh thu, lợi nhuận của công ty đến từ hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng.
2. Làm mọi cách khiến người tham gia mua hàng hoặc đóng tiền
Những công ty bán hàng đa cấp bất chính duy trì hoạt động từ số tiền đóng góp của các nhà đầu tư. Lợi nhuận của công ty thu được từ nguồn này và để chi trả hoa hồng cho những người có công tuyển dụng.
Họ không chú trọng việc bán hàng vì doanh thu không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Họ thường bắt buộc những người tham gia phải đóng góp phí cao hoặc mua một số lượng hàng hóa vượt ngoài nhu cầu thực sự của mình, bắt người phân phối dự trữ khối lượng hàng lớn và không được đổi trả.
Bản chất tốt của bán hàng đa cấp là sự lan tỏa niềm tin tới mọi người xung quanh những sản phẩm, dịch vụ tốt. Vì vậy, những sản phẩm có chất lượng không tốt thì bạn sẽ không có gì để giới thiệu, sẽ không bán được hàng và không thu được lợi nhuận từ việc này.
4. Không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động chính của kinh doanh đa cấp là bán hàng. Vậy nên khi quan sát một công ty mà bạn thấy họ không chú trọng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như không đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm của mình thì nguồn doanh thu của công ty đến từ đâu?
5. Hứa hẹn về khoản lợi nhuận hấp dẫn
Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về một chiếc bánh được vẽ lên tường chưa? Bạn chẳng thể ăn được chiếc bánh đó đâu, giống như lời hứa hẹn của một công ty đa cấp lừa đảo vậy.
Không có đồng tiền chân chính nào được làm ra một cách dễ dàng mà không phải trải qua mồ hôi nước mắt lao động vất vả. Vì thế, bạn hãy đủ tỉnh táo để nhận ra khoản lợi nhuận lớn bất thường được treo trước mắt để tránh được cạm bẫy của đa cấp lừa đảo.
Yêu cầu người khác đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Trên thế giới đã có rất nhiều công ty thành công với mô hình kinh doanh đa cấp. Mô hình bán hàng đa cấp chân chính có rất nhiều ưu điểm mà không phải ai cũng hiểu đúng về nó.
Đối với người tiêu dùng, đây là cầu nối để họ có thể mua được hàng chính hãng từ công ty mà không phải lo ngại về nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đối với doanh nghiệp, họ tiết kiệm được hàng loạt các chi phí như: chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí trưng bày sản phẩm, chi phí thuê cửa hàng/mặt bằng,...
Nhờ cách đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà họ còn đạt được hiệu quả cao trong quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, bán hàng đa cấp đem đến công ăn việc làm cho rất nhiều người vì hình thức này không giới hạn phạm vi người tham gia.
Do đó, bán hàng đa cấp không xấu nếu nó không có những hoạt động trái với quy định của pháp luật. Việc của bạn là hãy thật tỉnh táo, tìm hiểu thật kĩ càng về công ty trước khi ứng tuyển nhé.
Hy vọng những thông tin Sàn Việc Làm Đà Nẵng Online vừa chia sẻ có thể hữu ích và giúp bạn có cái nhìn bao quát về công việc bán hàng đa cấp, để chắc chắn rằng mình không bị mắc bẫy công ty đa cấp lừa đảo nhé!
Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Thời gian qua, nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum rất lo lắng vì con em họ được tuyển đi học nhưng không thấy trở về. Tìm hiểu vụ việc, gia đình phát hiện con em mình đã mua hàng đa cấp và được đưa đi bán hàng đa cấp cho Công ty TNHH Lô Hội (Công ty Lô Hội).
Sau một năm tham gia mua hàng và học cách bán hàng đa cấp do Công ty Lô Hội tổ chức, Y Thư (SN 1995; dân tộc Ca Dong; ngụ xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong) đã trở về nhà tố cáo hành vi lừa đảo của công ty này.
Một người bị lôi kéo tham gia bán hàng đa cấp ở Thừa Thiên - Huế kể lại sự việc với phóng viên
Theo Y Thư, sau khi tốt nghiệp THPT, đột nhiên em được một phụ nữ chưa quen biết gọi điện đến hỏi có muốn đi học không. Nếu muốn thì không cần chuẩn bị giấy tờ gì cả, chỉ mang theo CMND ra tỉnh Thừa Thiên - Huế học “đại học”, không mất học phí. Đang buồn chán vì rớt đại học, Y Thư đồng ý. Đến Thừa Thiên - Huế, Y Thư yêu cầu học ngành điều dưỡng nhưng bị đưa vào một trung tâm học về “tư tưởng làm giàu” và phải đóng 10 triệu đồng mua hàng lần đầu tiên là một số đồ dùng cá nhân, thực phẩm chức năng.
“Em chỉ được dạy cách tìm người mua hàng và ra sức dẫn dụ họ. Nếu không tìm được ai mua thì mang về bán cho người ở gia đình, ở làng nên em bỏ về. Tại trung tâm có rất nhiều người ở tỉnh Kon Tum cũng bị đưa ra Thừa Thiên - Huế học bán hàng đa cấp như em” - Y Thư cho biết. Sau hơn một năm, Y Thư đã mất 70 triệu đồng cho việc mua hàng và học bán hàng.
Tương tự, sau khi tốt nghiệp THPT, Y Đường (SN 1995; con gái của bà Y Sai, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Tem) cũng được một phụ nữ lạ gọi điện dụ dỗ ra Thừa Thiên - Huế học “đại học” cùng với 6 bạn khác. Khi bà Y Sai lên cơ quan “khoe” về con gái thì ông Nguyễn Minh Cường, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tem, phân tích đây là trò lừa. Lập tức gia đình gọi Y Đường cấp tốc trở lại Kon Tum.
Một cán bộ của xã Măng Cành, huyện Kon Plong cũng thông tin thêm về những trường hợp học sinh ở địa phương bị lừa đi học rồi tham gia mua sản phẩm, bán hàng đa cấp của Công ty Lô Hội. Có em sau 2 năm đi học không trở về nhà, gia đình phải nhờ địa phương tìm cách liên lạc nhưng không được.
Về vấn đề này, đại tá Trần Duy Liên, Trưởng Công an huyện Kon Plong, cho biết đã nắm thông tin và cho người xác minh. Theo đó, đầu năm 2014, có thanh niên tên A Khi bỏ học ở phân hiệu tại Kon Tum, ĐH Đà Nẵng và ra Thừa Thiên - Huế một thời gian. Sau đó, A Khi trở về xã Đắk Long dụ dỗ các thanh niên trên địa bàn cùng ra Thừa Thiên - Huế học đại học mà không phải tham gia kỳ thi nào cả, chỉ cần giấy tờ tùy thân và hộ khẩu.
A Khi hứa sau khi học xong sẽ có việc làm tốt, lương cao và nếu rủ thêm nhiều người đi học thì lương càng cao hơn. Đối tượng này còn ra điều kiện khi tham gia học phải đóng học phí 10 triệu đồng. Đã có 3 thanh niên xã Đắk Long bị A Khi lôi kéo vào hệ thống bán hàng đa cấp của Công ty Lô Hội. Tìm hiểu thêm vụ việc, Công an huyện Kon Plong phát hiện thêm ở xã Hiếu có 4 thanh niên bị dụ dỗ như trên.
“Chúng tôi đánh giá đây là một kiểu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vừa qua, chúng tôi đã đề xuất UBND huyện có văn bản chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động bà con khi đi học tập, lao động tại các địa phương khác phải thông báo với chính quyền để tránh bị lừa đảo” - đại tá Liên nói.
Vừa qua, UBND tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh xem xét tính pháp lý việc xác nhận giá cả các mặt hàng kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp; hỗ trợ nghiệp vụ cho Sở Công Thương, các lực lượng chức năng xử lý đối với các hành vi kinh doanh bán hàng đa cấp trái phép…
UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Công Thương đề xuất với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo mở chuyên án điều tra, đấu tranh với những đường dây lợi dụng hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm chiếm đoạt tài sản của người tham gia kinh doanh.