Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025 (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025 (Hình từ internet)
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể về trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu như sau:
- Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;
- Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;
- Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký;
- Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025 được quy định tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
(1) Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
- Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
(2) Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy; tuyển sinh quân sự đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở
- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;
- Tiêu chuẩn riêng: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
(3) Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ
- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;
- Tiêu chuẩn riêng: Đối với chức danh cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành hẹp, khó thu hút nguồn nhân lực cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
(4) Tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Tiêu chuẩn chung: Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;
- Tiêu chuẩn riêng: Đối với chức danh tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành hẹp, khó thu hút nguồn nhân lực cho quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Tại Mục 5 Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024 có hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo (báo cáo các nội dung về Bộ Quốc phòng qua Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu), cụ thể:
Báo cáo trước, trong thời gian giao nhận quân
Đối với các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (giao quân):
- Trước thời gian giao nhận quân: Báo cáo lịch giao nhận quân của các địa phương (về thời gian, địa điểm, chỉ tiêu giao nhận quân của từng huyện, tỉnh) trước ngày 22 tháng 01 năm 2025; báo cáo chất lượng sau khi chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ (tổng số, chính thức, dự phòng; chất lượng chính trị; trình độ tiểu học; trình độ trung học cơ sở; trình độ trung học phổ thông; trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên; sức khỏe: Loại 1, 2, 3; dân tộc; tôn giáo; con cán bộ, công chức nhập ngũ) trước ngày 06 tháng 02 năm 2025.
- Trong thời gian giao nhận quân: Báo cáo nhanh kết quả giao quân trước 10 giờ 00 hằng ngày giao nhận quân.
Đối với các đơn vị nhận quân trực thuộc Bộ Quốc phòng: Báo cáo nhanh kết quả nhận quân trước 15 giờ 00 hằng ngày trong thời gian giao nhận quân.
- Các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổng hợp báo cáo chất lượng giao quân bằng văn bản kèm phụ lục ngay sau khi hoàn thành giao nhận quân.
- Các đơn vị nhận quân theo đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo chất lượng giao nhận quân bằng văn bản kèm phụ lục chất lượng giao nhận quân và danh sách trích ngang các trường hợp bù đổi (nếu có) ngay sau khi phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới và trước ngày 05 tháng 3 năm 2025,
Trong quá trình huấn luyện chiến sĩ mới kịp thời báo cáo theo đúng quy định.
Báo cáo Tổng kết công tác tuyển quân: Trước ngày 15 tháng 7 năm 2025.
Trên đây là chế độ báo cáo về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025.
Tại Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP, cụ thể:
- Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe
+ Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
+ Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
- Phương pháp phân loại sức khỏe
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
* Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
+ Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
- Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị;
- Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe.
Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Dự thảo Thông tư đề xuất quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội.
Quy trình khám sức khỏe được dự thảo đề xuất như sau: 1- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý; 2- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; 3- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định; 4- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 5- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định; 6- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
Nội dung khám sức khỏe gồm: Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác.
Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).
Ngoài ra, theo yêu cầu chuyên môn, có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác.