Được Làm Hoàng Hậu Motchill

Được Làm Hoàng Hậu Motchill

BP - Theo sách “Tây Sơn võ tướng” thì Bùi Thị Nhạn là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư. Sau này, khi trở thành vợ chính thức của vua Quang Trung, bà được tấn phong làm Chính cung Hoàng hậu và sau đó là Hoàng thái hậu khi con bà là Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi nhà Tây Sơn.

BP - Theo sách “Tây Sơn võ tướng” thì Bùi Thị Nhạn là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư. Sau này, khi trở thành vợ chính thức của vua Quang Trung, bà được tấn phong làm Chính cung Hoàng hậu và sau đó là Hoàng thái hậu khi con bà là Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi nhà Tây Sơn.

Nữ Hoàng Ayodhaya, The Empress of Ayodhaya

mới nhất,Tổng hợp danh sách phim hay được web cập nhật liên tục. Tải hơn 10.000 phim năm 2022, 2023 vietsub, lồng tiếng mới nhất, hay nhất

Hàng năm công ty xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững tại các thị trường khó tính nhất như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và từng bước mở rộng xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ … Hiện nay, Thanh long Hoàng Hậu đã & đang đẩy mạnh thêm thị trường nhiều nước trên thế giới.

Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Grand Empress Dowager hay Grand Empress Mother), thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母)[1][2], là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Cũng như trường hợp của Hoàng thái hậu, vị Hoàng đế tại vị có thể là Thứ xuất (mẹ là phi tần mà không phải Hoàng hậu), hoặc là từ dòng bên nhập tự, do đó có nhiều trường hợp mà Thái hoàng thái hậu có thể không thật sự là bà nội về mặt huyết thống của Hoàng đế tại vị mà chỉ là trên pháp lý. Trong hệ thống tước vị dành cho hậu phi, thì tước xưng này luôn là cao quý nhất, do vậy cũng có nhiều trường hợp người được tôn xưng chỉ đơn giản là đứng đầu phái nữ trong hoàng gia, mà không nhất thiết là bà nội của Hoàng đế.

Trong lịch sử Việt Nam, thời đại nhà Nguyễn còn chế định thêm một tước vị độc nhất vô nhị dựa trên danh hiệu Thái hoàng thái hậu, là Thái thái hoàng thái hậu (太太皇太后), dùng để tôn xưng cho một mình bà Từ Dụ (Nghi Thiên Chương Hoàng hậu), lúc này đã là Hoàng tằng tổ mẫu (bà cố) trên danh nghĩa của vua Thành Thái..

Tước hiệu ["Thái hoàng thái hậu"] dùng để tôn vinh người bà nội của Hoàng đế, địa vị ở trên các Hoàng thái hậu. Tước vị này lần đầu xuất hiện vào thời Tây Hán, ghi nhận trường hợp Bạc Cơ, mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng và là bà nội của người kế nhiệm, Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Trước đó, Hoàng thái hậu Lữ Trĩ tuy là bà nội của Lưu Cung và Lưu Hồng, song bà vẫn chỉ xưng làm Hoàng thái hậu, mà không phải Thái hoàng thái hậu.

Tuy nhiên, bộ Sử ký Tư Mã Thiên không ghi lại danh hiệu này thời Cảnh Đế và chỉ gọi Bạc thị là ["Thái hậu"] và người đầu tiên ghi nhận lại là Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, mẹ của Hán Cảnh Đế dưới thời cháu nội là Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Đến sách Hán thư, đã công nhận danh hiệu này xuất hiện trước đó, nhầm tấn tôn Bạc Cơ. Tiếp theo đó, từ nhà Hán làm nền tảng, các triều đại của Trung Quốc vẫn xem danh hiệu này là cao quý nhất. Danh vị này, sau đó truyền qua các triều đình theo văn hóa Hoa Hạ, như Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, danh hiệu này lần đầu tiên được biết đến là vào thời nhà Trần, người đầu tiên được tôn vị là Tuyên Từ hoàng hậu.

Khi Từ Hi Hoàng thái hậu lâm chung, chỉ định Phổ Nghi kế vị. Vì Từ Hi là bà nội trên pháp lý của Phổ Nghi, nên trong ngày hôm đó bà được tôn là Thái hoàng thái hậu, trước khi qua đời vài giờ sau. Đó cũng là vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của nhà Thanh và trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, cũng là Thái hoàng thái hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử.

Danh vị Thái hoàng thái hậu là danh vị cao nhất của một nữ quyến hoàng thất trong một gia đình hoàng tộc của các quốc gia Đông Á. Khi sách phong cho một Thái hoàng thái hậu, cũng như Hoàng thái hậu, đó gọi là 「Tấn tôn; 晉尊」, có Sách bảo (册宝) do chính Hoàng đế dẫn đầu bá quan văn võ đến dâng tiến trong đại lễ tấn tôn, quy định về tấn tôn.

Việc tấn tôn Thái hoàng thái hậu thường chia ra làm hai trường hợp chính:

Vì tôn hiệu đặc thù, trong nhiều triều đại tuy có thể có trên 2 vị Hoàng thái hậu, nhưng hầu như không có 2 vị Thái hoàng thái hậu cùng tôn vị. Điều cực hiếm này lại xảy ra cuối triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, có Khôn Nguyên Xương Minh Thái hoàng thái hậu cùng Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu thời Bảo Đại.

Mặt khác, vì vấn đề chính trị, cũng có nhiều tổ mẫu của Hoàng đế không tấn tôn địa vị Thái hoàng thái hậu. Điển hình như Lữ Thái hậu thời Hán Tiền Thiếu Đế Lưu Cung, tuy là Hoàng tổ mẫu của Hoàng đế nhưng vẫn giữ danh hiệu Hoàng thái hậu. Thời Đông Hán, Hiếu Nhân Đổng hoàng hậu, mẹ của Hán Linh Đế Lưu Hoằng, tuy là bà nội của Hán Thiếu Đế Lưu Biện và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhưng chưa từng nhận qua danh vị Thái hoàng thái hậu. Lại có Thiệu Thái hậu, bà nội của Minh Thế Tông, tuy là Hoàng tổ mẫu nhưng chưa từng được tôn làm Thái hoàng thái hậu, sau khi qua đời mới có thụy hiệu là Hiếu Huệ Thái hoàng thái hậu mà thôi.

Bên cạnh đó, cũng không thiếu một số các trường hợp Thái hoàng thái hậu không phải bà nội của Hoàng đế. Như Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu vào thời Hán Nguyên Đế là "Thúc tằng tổ mẫu" (bà cố) của Hoàng đế, cũng chỉ giữ danh hiệu Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân thời Nhũ Tử Anh, trên danh nghĩa là đường tằng tổ mẫu (bà cố) của Hoàng đế, nhưng cũng chỉ tự tôn làm Thái hoàng thái hậu. Lại có Ý An Quách hoàng hậu, qua các triều đã là Thái hoàng thái hậu, nên dưới thời Đường Tuyên Tông vẫn giữ danh hiệu.

Tại Việt Nam, vai vế không đồng nhất cũng xuất hiện vào thời đại nhà Nguyễn. Khi Vua Hiệp Hòa nối ngôi sau khi Vua Dục Đức bị phế, di chiếu của Vua Tự Đức đã định sẵng nên tôn Hoàng thái hậu Phạm thị làm Từ Dụ Thái hoàng thái hậu. Vua Hiệp Hòa là con út của Vua Thiệu Trị, do vậy là con chồng của bà Từ Dụ và là em trai của Vua Tự Đức, nhưng vì tôn trọng di chiếu mà nhà Vua vẫn tôn mẹ cả Phạm thị làm Thái hoàng thái hậu[3].

Thời Hán Ai Đế Lưu Hân, do Ai Đế là nhận Hán Thành Đế làm hoàng phụ, trở thành Thái tử, nên khi lên ngôi ông nhận đích tổ mẫu là Vương Chính Quân làm Thái hoàng thái hậu và Hoàng hậu Triệu thị của Thành Đế làm Hoàng thái hậu. Nhưng ông vẫn tôn kính mẹ đẻ Đinh Cơ và bà nội là Phó Thái hậu, luôn tìm cách nâng địa vị của họ.

Thời kì này vẫn chưa có hệ thống huy hiệu hoàn chỉnh, do vậy Hán Ai Đế đã liên tiếp nghĩ ra nhiều dị thể từ danh hiệu Hoàng hậu và Hoàng thái hậu vốn có, và cuối cùng tạo nên một thời kì mà trong cung có một lúc 4 vị Thái hậu với những danh hiệu chưa từng có:

Thời Bắc Chu, Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Diễn kế vị, cả hai vị Thái hậu tổ mẫu của Hoàng đế là Thiên Nguyên Thượng Hoàng thái hậu A Sử Na thị và Thiên Nguyên Thánh Hoàng thái hậu Lý thị đều còn sống. Triều đình Bắc Chu khi ấy quyết định:

Ở Hàn Quốc, nhà Triều Tiên chỉ xưng Vương, và hôn phối gọi là Vương phi, trên một đời là Vương đại phi, trên nữa là 「Đại vương đại phi; 大王大妃」. Sau khi qua đời mới tôn gọi là Vương hậu. Khác với Trung Quốc và Việt Nam, Đại vương đại phi của Triều Tiên không xét mối quan hệ của Đại phi với Quốc vương, mà chỉ đơn giản là tính theo số đời, cứ lên một đời là tăng, do vậy có nhiều trường hợp Đại vương đại phi không phải tổ mẫu của Quốc vương mà là Đích mẫu, như Nhân Nguyên Vương hậu thời Triều Tiên Anh Tổ vậy.

Trong lịch sử Nhật Bản, pháp định dành cho địa vị của Thái hoàng thái hậu không nhất định chỉ dành cho tổ mẫu của Thiên Hoàng, mà dựa vào địa vị từng có theo các đời tương tự Triều Tiên. Ví dụ như Chính Tử Nội thân vương (正子內親王), Hoàng hậu của Thiên hoàng Junna, vốn là thúc mẫu của vị Thiên hoàng tiếp theo là Thiên hoàng Ninmyō nên được tôn làm Hoàng thái hậu, đến triều tiếp theo là Thiên hoàng Montoku thì lại được tôn làm Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Quất Gia Trí Tử, sinh mẫu của Thiên hoàng Ninmyō được con trai tôn làm Thái hoàng thái hậu, vì ở triều đại Thiên hoàng trước đó bà đã là Hoàng thái hậu. Vào cuối thời Heian, Thái hoàng thái hậu theo pháp định cũng dần trở thành một loại vinh hàm, chỉ dùng để sắc phong cho nữ quyến trong hoàng thất có địa vị cao, như Nhị Điều Hoàng thái hậu Lệnh Tử Nội thân vương (令子內親王). Từ khi Đằng Nguyên Đa Tử (藤原多子) của Thiên hoàng Konoe được sách phong đến nay, Nhật Bản đã qua 800 năm chưa từng xuất hiện lại một người phụ nữ nào mang danh vị Thái hoàng thái hậu.

Trong khi ở lịch sử Việt Nam, hoàng thất nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn đều tôn xưng Thái hoàng thái hậu theo đúng vai vế tương tự Trung Quốc. Các chúa Trịnh xưng Vương, quyền thay Hoàng đế nhà Lê, nên cũng mô phỏng quy cách hoàng thất, tôn bà nội của chúa là 「Thái tôn thái phi; 太尊太妃」. Một số trường hợp Thái tôn Thái phi được Hoàng đế nhà Lê thiện đãi, gia phong tôn hiệu, đều thường là 「Quốc mẫu; 國母」 hay 「Quốc Thái mẫu; 國太母」. Vào thời nhà Nguyễn, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu vào thời Thành Thái, đã là Đích tằng tổ mẫu (bà cố) của đương kim Hoàng đế. Trong lịch sử, bà cố của Hoàng đế không được ghi lại tôn hiệu, nên Thành Thái đã chế định ra tôn hiệu cho bà, gọi là 「Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu; 慈裕博惠康壽太太皇太后」, và đây cũng là danh hiệu duy nhất tồn tại dành cho Tằng tổ mẫu của Hoàng đế trong lịch sử các quốc gia đồng văn Đông Á.