Mất Bảo Hiểm Xã Hội Có Làm Lại Được Không

Mất Bảo Hiểm Xã Hội Có Làm Lại Được Không

Một trong những quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ tử tuất. Vậy trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mức hưởng và cách tính tiền như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Một trong những quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng chế độ tử tuất. Vậy trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không? Mức hưởng và cách tính tiền như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người đóng BHXH đã chết, thân nhân được hưởng chế độ gì?

(1) Trợ cấp mai táng phí: Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH và đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên sẽ nhận trợ cấp mai táng khi qua đời.

Thân nhân người lao động qua đời sẽ nhận được trợ cấp mai táng, với số tiền trợ cấp mai táng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời.

Năm 2024 mức lương cơ sở hiện đang áp dụng theo quy định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng. Như vậy tiền mai táng phí cho người hưởng tiền tuất năm 2024 là 18 triệu đồng/người.

(2) Trợ cấp tuất một lần: Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH dưới 15 năm và không thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thân nhân sẽ nhận trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần này đối với thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH.

Cụ thể, mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 sẽ được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; còn mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi sẽ được tính bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

(3) Trợ cấp tuất hàng tháng: Người tham gia BHXH thuộc một trong các trường hợp sau đây khi qua đời thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

- Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa nhận BHXH một lần.

- Chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:

- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh sau khi người bố qua đời mà người mẹ đang mang thai.

- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng của người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ.

Trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở và số người thân đủ điều kiện hưởng. Theo đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH qua đời. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tối đa là 4 người.

Thân nhân người mất làm thủ tục để hưởng chế độ tử tuất

Các cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội:

– Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: số 162 Tô Hiệu, Q.Hà Đông.

– Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình: 142A phố Đội Cấn, P.Đội Cấn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT5A – phố Kiều Mai, P.Phúc Diễn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Cầu Giấy: Số 6 Trần Đăng Ninh, P.Dịch Vọng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa: Số 44 Trần Hữu Tước, P.Nam Đồng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hà Đông: 164 Lê Lợi, P.Hà Cầu.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hai Bà Trưng: số 6, ngõ 167 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hoàn Kiếm: 9D Hàm Long.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai: Trung tâm Hành chính quận Hoàng Mai, Số 3 Ngõ 4 phố Bùi Huy Bích, P.Hoàng Liệt.

– Bảo hiểm xã hội Quận Long Biên: Lô HH 03, Khu đô thị mới Việt Hưng, P.Giang Biên.

– Bảo hiểm xã hội Quận Nam Từ Liêm: Số 12 đường Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Tây Hồ: Khu hiệp quản tại ngõ 713 Lạc Long Quân, P.Phú Thượng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Thanh Xuân: Nhà E14 Tập thể Thanh Xuân Bắc, ngõ 11 Phố Nguyễn Quý Đức, P.Thanh Xuân Bắc.

– Bảo hiểm xã hội huyện Ba Vì: Thị trấn Tây Đằng.

– Bảo hiểm xã hội huyện Chương Mỹ: 118 Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đan Phượng: Khu xuất khẩu Song Phương, thị Trấn Phùng.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh: Đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm: Số 2 Đường Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ.

– Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức: UBND huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm Trôi.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh: Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức: Thị trấn Đại Nghĩa.

– Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên: Thị trấn Phú Xuyên.

– Bảo hiểm xã hội huyện Phúc Thọ: Cụm 8, thị trấn Phúc Thọ.

– Bảo hiểm xã hội huyện Quốc Oai: Thị trấn Quốc Oai.

– Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn: Số 9 đường Đa Phúc.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thất: Thị trấn Liên Quan.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Oai: Số 103 Thị trấn Kim Bài.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì: Ngõ 673 đường Ngọc Hồi, xã Tứ Hiệp.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thường Tín: Đường Trần Phú, thị trấn Thường Tín.

– Bảo hiểm xã hội huyện Ứng Hòa: Thị trấn Vân Đình.

Trên đây là địa chỉ của các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội. Tùy vào địa chỉ thường trú, tạm trú, nơi đóng Bảo hiểm xã hội mà người dân tìm kiếm các thông tin liên quan đến địa chỉ của Bảo hiểm xã hội tại địa phương mình.

Thủ tục nhận tiền tử tuất như thế nào?

Để thực hiện thủ tục nhận tiền tử tuất, thân nhân của người tham gia BHXH chết (mất) cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị hưởng chế độ tử tuất (theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

(2) Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của người tham gia BHXH hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(3) Sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia BHXH.

(4) Giấy chứng nhận quan hệ thân nhân với người tham gia BHXH (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận độc thân, giấy chứng nhận nuôi dưỡng...).

(5) Giấy chứng nhận khả năng lao động của thân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

(6) Giấy chứng nhận không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở của thân nhân nếu không phải là con của người tham gia BHXH.

Sau đó, thân nhân cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người tham gia BHXH đóng bảo hiểm xã hội trước khi chết, hoặc nơi thường trú của người tham gia bảo hiểm xã hội trước khi chết.

Thời hạn nộp hồ sơ là trong vòng 12 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết (Căn cứ theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP). Nếu nộp hồ sơ quá thời hạn, bạn sẽ bị trừ số tiền tử tuất tương ứng với thời gian quá hạn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người tham gia bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. Để biết thông tin chi tiết về trường hợp của mình và được hỗ trợ nhanh nhất, bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất hoặc gọi điện thoại đến tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (1000 đồng/phút) để được trợ giúp.

Tôi có tham gia Bảo hiểm xã hội ở công ty Việt Nam được 4 năm, nay sắp đi xuất khẩu lao động tại Nhật.

Khi tôi làm việc ở Nhật thì có được đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) nữa không? Nếu được thì có cộng dồn vào thời gian tôi tham gia bảo hiểm ở Việt Nam không? (Phương Loan)

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Cụ thể là sẽ được hưởng các quyền lợi quy định tại điểm c, g, h khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Thứ nhất, hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

Thứ hai, không phải đóng BHXH hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Thứ ba, nộp thuế, tham gia BHXH, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 85 Luật BHXH 2014, phương thức đóng BHXH bắt buộc đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

- Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong đó, người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

- Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều 85 Luật BHXH 2014 hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Như vậy, khi bạn đi làm việc ở nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động, bạn vẫn được tham gia đóng BHXH tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Thời gian đóng BHXH khi làm việc ở nước ngoài vẫn được cộng dồn vào thời gian bạn đã đóng BHXH tại Việt Nam.

Trường hợp đóng BHXH đầy đủ, bạn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chế độ của BHXH giống người lao động ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.