Năm 2010 Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long Hà Nội

Năm 2010 Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long Hà Nội

Ngay bây giờ check email để lấy mã ưu đãi dành riêng cho bạn nhé. Vui lòng kiểm tra hộp Spam nếu không thấy email trong Inbox và đánh dấu "Đây không phải thư rác / Report not spam"

Ngay bây giờ check email để lấy mã ưu đãi dành riêng cho bạn nhé. Vui lòng kiểm tra hộp Spam nếu không thấy email trong Inbox và đánh dấu "Đây không phải thư rác / Report not spam"

Có nên tham quan Hoàng thành Thăng Long không?

Hoàng Thành Thăng Long là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống; đây là minh chứng cho bề dày lịch sử hơn 1000 năm của kinh đô Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây đã chứng kiến bao thăng trầm, biến cố của lịch sử dân tộc, từ những chiến thắng oanh liệt chống giặc ngoại xâm đến những giai đoạn phát triển rực rỡ.

Không chỉ thế, với khung cảnh đẹp và giàu giá trị nhân văn, mỗi ngày tại khu di tích này còn đón rất nhiều các bạn học sinh; sinh viên tới chụp ảnh kỷ yếu trước khi ra trường hay tham quan để học hỏi thêm các kiến thực về lịch sử dân tộc.

Như người ta vẫn thường nói, thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến nơi chứng kiến và ghi dấu rất nhiều những cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Cùng với hoàng Thành Thăng Long; còn rất nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng khác tại Hà Nội đang chờ các bạn khám phá. Có thể bạn quan tâm:

Như người ta vẫn thường nói, thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến nơi chứng kiến và ghi dấu rất nhiều những cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Cùng với hoàng Thành Thăng Long; còn rất nhiều những địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng khác tại Hà Nội đang chờ các bạn khám phá.

Sáng 18.11, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm truyền thống nhà trường và Lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Nhân dịp này, nhà trường đón nhận xếp hạng UPM 5 sao.

Tới dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đại diện nhiều cơ quan đơn vị, đối tác của nhà trường và các nhà giáo nguyên là lãnh đạo nhà trường, giảng viên, sinh viên của nhà trường ở nhiều thế hệ.

Mạnh dạn đổi mới, bứt phá để khẳng định vị thế

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tựu xuất sắc mà các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học viên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.

Theo Thứ trưởng, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã làm tốt vai trò đào tạo nhân lực đóng góp cho phát triển đất nước. Trường đã có hướng đi đúng đắn trong mục tiêu chiến lược, phát triển mô hình đại học theo định hướng công nghệ ứng dụng…

Hàng năm, nhà trường có số lượng thí sinh dự tuyển thuộc tốp các trường hàng đầu cả nước, với trên 95% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp; điều này chứng tỏ uy tín, chất lượng đào tạo của Nhà trường đã được xã hội và người học cả nước tin tưởng.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tin tưởng và đánh giá cao chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, sự mạnh dạn đổi mới, bứt phá để khẳng định vị thế, uy tín; khẳng định được năng lực, trình độ chuyên môn, quản lý của các thầy, cô giáo, sự gắn kết chặt chẽ của nhà trường với thực tiễn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Tại buổi lễ, hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội TS. Kiều Xuân Thực đã gửi lời tri ân, tới các cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo lão thành, thế hệ thầy, cô giảng viên, toàn bộ cán bộ nhân viên trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, những người đã, đang đồng hành và cống hiến xây dựng trong quá trình phát triển 125 năm của nhà trường.

TS. Kiều Xuân Thực nhấn mạnh, trên nền tảng sức mạnh truyền thống được kế thừa từ các trường tiền thân, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục khẳng định tính ưu việt của một mô hình đại học mới, nhân lên những giá trị mới, từng bước phát huy hiệu quả mô hình quản trị đại học tiên tiến, đạt nhiều thành tựu quan trọng và rất đáng tự hào.

“Những giá trị truyền thống cùng sự đổi mới là chìa khóa để sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội khi ra trường có thể đáp ứng ngay yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời có năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi trong công việc”. TS. Kiều Xuân Thực khẳng định.

TS. Kiều Xuân Thực cho biết, nhà trường sẵn sàng tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 với triết lý “Giáo dục toàn diện vì sự phát triển bền vững và hội nhập”.

Theo TS. Kiều Xuân Thực, sau 18 năm nâng cấp lên đại học, đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường phát triển cả về số lượng và chất lượng; các chương trình đào tạo của Nhà trường được thiết kế đạt chuẩn quốc gia, tiên tiến, bám sát chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp; tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 90-100%.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng. Thầy trò Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thực hiện 27 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 72 nhiệm vụ cấp Bộ, tỉnh, hơn 800 nhiệm vụ cấp cơ sở; đã công bố hơn 7000 bài báo sáng trong đó có hơn 2000 bài bài Quốc tế.

"Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hướng đến phát triển thành một đại học đa lĩnh vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ trong đó có  trường, viện, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trực thuộc. Hiện nay, Nhà trường đã thành lập 2 trường thuộc Trường, là Trường Ngoại ngữ - Du lịch và Trường Cơ khí - Ô tô"- TS. Kiều Xuân Thực nhấn mạnh.

Trước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, yêu cầu của nền kinh tế tri thức, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, TS.Kiều Xuân Thực nhấn mạnh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đặt ra định hướng phát triển trong giai đoạn tới với 4 vấn đề:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong quá trình đổi mới, lấy sinh viên làm chủ thể và hướng tới lợi ích lớn hơn cho sinh viên; lấy tiến bộ và thành công của sinh viên làm tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, nhà khoa học toàn diện về tư tưởng chính trị, đạo đức, chuyên môn và năng lực sư phạm hiện đại; Có cơ chế trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài. Tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để thu hút được những nhà giáo, nhà khoa học danh tiếng, xuất sắc, có đức, có tài, gắn bó với Nhà trường.

Thứ ba, xây dựng môi trường giáo dục mở, hạnh phúc, trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức, thượng tôn pháp luật và gìn giữ nét đẹp văn hóa để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực toàn diện cả về tri thức và đạo đức.

Thứ tư, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống, phát triển có đột phá, đổi mới, sáng tạo trong kiến tạo mô hình, phương thức quản trị đại học tiên tiến hướng tới xây dựng và phát triển đại học thông minh.

Tại Lễ kỷ niệm, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nhận xếp hạng UPM 5 sao. Trường đã đạt được kết quả tổng thể ở mức 5 sao theo định hướng nghiên cứu ứng dụng với 756/1000 điểm. Trong đó 5/8 lĩnh vực về định hướng chiến lược, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục vụ cộng đồng cùng đạt 5 sao.

Tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQGHN cho biết, cách đây đúng 20 năm, ngay sau khi công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, Việt Nam bước vào giai đoạn thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện thực hóa chủ trương đó chính là Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 về việc thành lập ĐHQGHN trên cơ sở sắp xếp lại 3 trường đại học.

Hiện ĐHQGHN là một thực thể gắn kết hữu cơ với 28 đơn vị đầu mối, tổ hợp của 6 trường ĐH, 3 viện nghiên cứu thành viên và các đơn vị trực thuộc; bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngoại ngữ và y dược với đội ngũ giảng viên, nhà khoa học đông đảo, có chất lượng cao. Tỷ lệ cán bộ có học vị tiến sĩ và tiến sĩ khoa học chiếm 45%, tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư đạt 18,5% phân bố khá đều trên tất cả các lĩnh vực.

Sau 20 năm phấn đấu, quy mô đào tạo sau đại học, đại học tăng từ tỷ lệ 1/10 lên xấp xỉ là 1/2. Tỉ lệ đào tạo chất lượng cao, tài năng và chuẩn quốc tế đã đạt gần 20%. Hằng năm, trung bình có hơn 15% sinh viên tốt nghiệp tiếp tục học tập và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, được làm việc tại các tập đoàn công nghiệp hàng đầu quốc tế; sinh viên của ĐHQGHN tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay đạt tỷ lệ cao, năm 2013 đạt 86,7%, trong đó 62,5% có việc làm đúng ngành đào tạo.

Nhiều công trình khoa học công nghệ được tặng những giải thưởng lớn, trong đó có 19 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 18 Giải thưởng Nhà nước và hàng chục giải thưởng khoa học có uy tín trên thế giới. Vị thế quốc tế không ngừng tăng lên, được tổ chức xếp hạng đại học quốc tế xếp trong top 250 (5%) các trường đại học hàng đầu châu Á, trong đó lĩnh vực khoa học tự nhiên lọt vào top 100...

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân của một cựu sinh viên Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội 50 năm về trước (nay là thành viên ĐHQG Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, sinh viên của ĐHQG Hà Nội lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Đồng chí Tổng Bí thư đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của ĐHQGHN trong 20 năm qua, đã từng bước xác lập được vai trò đầu tàu, nòng cốt trong hệ thống giáo dục Việt Nam và có vị thế ngày càng cao ở khu vực và quốc tế. Đồng chí Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, ĐHQGHN cần phải đi đầu trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và Nghị quyết Trung ương 6 khoá XI về phát triển khoa học - công nghệ

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam.

Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945). Ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam.