Chuyển Đổi Số Là Gì Và Tại Sao Phải Chuyển Đổi Số Không

Chuyển Đổi Số Là Gì Và Tại Sao Phải Chuyển Đổi Số Không

Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.

Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào?

Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021 đạt tới 60%. Có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng chuyển đổi số.

Theo nghiên cứu của MCKinsey, vào năm 2025 chuyển đổi số sẽ tác động đến GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, các nước Châu Âu là khoảng 36%….

Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công nghệ còn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình doanh nghiệp của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá là khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các nước tại Châu Á.

Chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt trong các ngành như: giao thông, du lịch, tài chính,… nó mang lại những dịch vụ có ích và có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực để xây dựng được Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Doanh nghiệp nên tiến hành chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

Các doanh nghiệp nên bắt đầu với chuyển đổi số bằng cách tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các hoạt động, quy trình và công nghệ hiện tại của mình, đồng thời xác định các lĩnh vực có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao hiệu suất và hiệu suất. Đánh giá này phải bao gồm việc xem xét tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, cũng như phân tích thị trường và bối cảnh cạnh tranh..

Chuyển đổi số có thể thất bại vì nhiều lý do. Tuy nhiên lý do chính đến từ việc năng lực quản lý và lập kế hoạch chuyển đổi số của nhà điều hành, thiếu nhân sự ngành công nghệ có chuyên môn cao, phương pháp nhà lãnh đạo áp dụng để thay đổi nhận thức cho toàn bộ nhân sự bên dưới, ngân sách doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn chế,…

Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số

Khái niệm chuyển đổi số và số hóa và chuyển đổi số có liên quan với nhau nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau:

– Sử dụng các giải pháp hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử để thay thế các quy trình giấy tờ truyền thống.

Xem thêm: Hệ thống Elearning là gì? Những thành phần trong E-learning

Các giai đoạn của chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, ta có thể chia nó thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Số hóa thông tin – Digitization: Là việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital).

Giai đoạn 2: Số Hoá Quy Trình – Digitalization: Là việc áp dụng công nghệ để tự động hóa quy trình hiện tại.

Giai đoạn 3: Số Hoá Toàn Diện hay còn gọi là Chuyển đổi số – Digital Transformation: Ở mức này, doanh nghiệp có thể thay đổi được mô hình kinh doanh.

Mỗi giai đoạn của chuyển đổi số đều có những thách thức riêng. Do đó, các tổ chức/doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Lợi ích & các bước triển khai

Liệu chuyển đổi số có thay thế con người không?

Không. Vì mục đích Chuyển đổi số là cho phép mọi người ở tất cả các lĩnh vực tiết kiệm thời gian làm những công việc dư thừa không hiệu quả.

Công nghệ là sự bổ sung và hỗ trợ những gì con người cần, chứ không thể thay thế khả năng suy nghĩ sáng tạo, phản biện, lên chiến lược và mở rộng khả năng mối quan hệ giữa con người với con người.

Chuyển đổi số là một hành trình dài và đầy thử thách. Bằng cách nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, các tổ chức có thể tận dụng tối đa lợi ích của việc chuyển đổi số để nâng cao năng suất, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về chuyển đổi số, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY để được đội ngũ chuyên gia của FPT IS liên hệ tư vấn chi tiết.

1.1. Khái niệm chuyển đổi số là gì?

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm giải thích về chuyển đổi số. Do vậy rất khó định nghĩa một cách rõ ràng chuyển đổi số là gì, bởi quá trình này có thể sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực.

Giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì chuyển đổi số (tiếng Anh là Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.​

Chuyển đổi số, ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nó được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam, có 02 lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất đó là: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp và chuyển đổi số cơ quan Nhà nước.

1.2. Công nghệ chuyển đổi số là gì?

Công nghệ chuyển đổi số là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý nhằm mục đích số hóa và thay đổi cách thức hoạt động, quản lý để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức.

Trọng tâm của chuyển đổi kỹ thuật số là mang lại giá trị đặc biệt cho người sử dụng chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Chuyển đổi số đã định nghĩa lại cách thức hoạt động của nhiều cá nhân, tổ chức, cụ thể là sự thay đổi về mô hình quản lý từ truyền thống bằng giấy tờ lên hệ thống phần mềm tập trung trực tuyến, từ quy trình miệng thành quy trình tự động hóa, với hệ thống dữ liệu rời rạc thì chuyển đổi số giúp hệ thống dữ liệu có thể liên kết với nhau và quản lý tập trung trên một hệ thống trực tuyến.

1.3. Doanh nghiệp chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số  trong doanh nghiệp là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau.

- Theo Gartner - công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”

- Còn Microsoft thì cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”

Tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Thực trạng chuyển đổi số hiện nay

Theo Gartner, có đến hơn 91% doanh nghiệp tham gia các sáng kiến ​​​​kỹ thuật số, trong đó có 87% lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cho rằng số hóa là ưu tiên hàng đầu. Trong 100 công ty tham gia làm khảo sát thì có 89 công ty đã áp dụng chiến lược kinh doanh bằng hình thức triển khai công nghệ số.

Dự báo đến năm 2025, cứ bốn giám đốc điều hành doanh nghiệp thì có ba người sẽ thích ứng với thị trường số hóa và ngành mới bằng cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số.

Theo báo cáo của Cisco & IDC về chỉ số tăng trưởng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á – Thái Bình Dương, 97% trong tổng số doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên các chiến lược kinh doanh của mình liên quan đến chuyển đối số.

Tại Việt Nam đại đa số đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi theo số liệu thống kê của Cục Thống kê, chỉ mới có 31% các doanh nghiệp chuyển đổi số ở giai đoạn, 53% đang quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.

Nguyên nhân chính đến từ việc nhân lực số hóa không đạt yêu cầu (17%), thiếu nền tảng công nghệ chuẩn, phù hợp (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…

Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu xu hướng chuyển đổi số sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho chiến lược phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô doanh nghiệp sau này.