Địa Chỉ Trung Đoàn 31 Sư Đoàn 309

Địa Chỉ Trung Đoàn 31 Sư Đoàn 309

Hè năm 2023 cũng vậy, thực hiện theo kế hoạch, từ ngày 16-7 đến ngày 30-7, gần 400 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 165, Sư đoàn 312 hành quân dã ngoại làm công tác dân vận trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Hè năm 2023 cũng vậy, thực hiện theo kế hoạch, từ ngày 16-7 đến ngày 30-7, gần 400 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 165, Sư đoàn 312 hành quân dã ngoại làm công tác dân vận trên địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Lãnh đạo địa phương tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 165.

Với tinh thần “thực tâm, thực chất và đạt hiệu quả thiết thực”, từ sáng ngày 16-7, ngay sau khi hành quân đến nơi, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 165 đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân các thôn tổ chức vệ sinh môi trường, phát quang 8km hành lang đường giao thông nông thôn; nạo vét hơn 12km kênh mương nội đồng; tu sửa, chỉnh trang khuôn viên trường học, nhà văn hóa các thôn, trung tâm y tế, nghĩa trang liệt sĩ với diện tích hơn 30.000m2; cắt tỉa cây, vườn hoa với tổng số hơn 3.000 ngày công.

Tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 91 người có công và thương, bệnh binh; thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tham gia các hoạt động Hội trại Thanh thiếu nhi năm 2023, chiếu phim phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; giao lưu văn nghệ “Thắm tình quân dân” và các hoạt động thể thao…

Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, luật pháp Nhà nước; truyền thống của đơn vị và địa phương thông qua hệ thống truyền thanh của xã; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; ngăn chặn tệ nạn xã hội và các thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội hiện nay... qua đó góp phần xây dựng địa bàn vững mạnh, gia đình hạnh phúc.

Trao đổi với chúng tôi về hoạt động công tác dân vận của Trung đoàn 165 tại địa phương, ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: “Cán bộ, nhân dân xã rất vui mừng và phấn khởi được đón cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 165 về làm công tác dân vận, vào đúng thời điểm xã nhà đang đẩy mạnh các hoạt động phấn đấu về đích xây dựng “Nông thôn mới nâng cao”. Mặc dù trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khối lượng công việc nhiều, lực lượng phân tán, song cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã luôn đoàn kết, thể hiện tinh thần hăng say, nhiệt tình, trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra, chấp hành nghiêm kỷ luật dân vận, an toàn tuyệt đối.

Những năm qua, cùng với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 165 đã thường xuyên làm tốt công tác dân vận, qua đó góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của Trung đoàn; củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt quân - dân, tiếp tục phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.

Văn bản số 148/LĐLSVN của Liên đoàn Luật sư Việt Nam về việc thay đổi địa chỉ Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 26/5/2022, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được Văn bản số 03/2022 ngày 20/5/2022 của Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh về việc chuyển trụ sở Cơ quan đại diện.

Thông tin liên hệ mới của Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

- Trưởng Cơ quan đại diện: Luật sư Lê Hồng Nguyên; SĐT: 0983.343.679.

- Ủy viên thường trực Cơ quan đại diện: Luật sư Vũ Đức Thiện; SDT: 0904.900.955.

- Địa chỉ trụ sở Cơ quan đại diện: Số 163/18 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Cơ quan đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh chính thức giao dịch và hoạt động tại địa chỉ nêu trên từ ngày 23/5/2022.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam thông báo để các Đoàn Luật sư và Luật sư thành viên biết và giao dịch khi có những công việc và quan hệ liên quan theo quy định.

Khó khăn trong xử lý tội ‘Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản’

Khu di tích lịch sử Tây Tiến được xây dựng năm 2016, bằng tất cả sự kính trọng, lòng biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc huyện Mộc Châu đối với những người lính nguyện đã hy sinh tuổi xuân vì độc lập tự do Tổ quốc. “Địa chỉ đỏ” này đang là nơi các đoàn đại biểu, cựu chiến binh, khách thăm và học sinh, sinh viên trên cả nước đến để tưởng nhớ, học hỏi, hiểu hơn về những hy sinh mất mát, ý chí kiên cường trên con đường đi làm cách mạng của những thế hệ cách mạng đã đi qua.

Về với di tích cách mạng, trong mỗi người bồi hồi, xúc động như được ngược dòng thời gian trở về với những năm tháng hào hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc. Những vần thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng - chiến sỹ đoàn binh năm xưa vẫn mãi vọng dài thăm thẳm, khắc tạc vào thời gian, không gian đất trời Tây Bắc: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu, anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành...”.

Điểm đến đầu tiên với du khách là Nhà truyền thống được thiết kế theo kiểu nhà sàn dân tộc Tây Bắc. Không gian trưng bày chia thành các phần: Không gian Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Tây Tiến một thời và mãi mãi” giới thiệu hình ảnh và các kỷ vật của Trung đoàn Tây Tiến xưa và nay như đèn, áo trấn thủ, giấy chứng minh của nhà thơ Quang Dũng; “Tây Tiến hào hùng và tài hoa”, là không gian tái hiện lại hình ảnh người lính Tây Tiến năm xưa.

Qua trưng bày, khách thăm được chứng kiến những kỷ vật quý về đoàn binh Tây Tiến từng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm (1945-1954). Trong số nhiều hiện vật quý có bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chiến sỹ đoàn binh Tây Tiến được trang trọng gìn giữ tại đây. Hay hiện vật - bức tranh “Nuôi dấu thương binh” của họa sỹ Quang Thọ (chính trị viên Trung đoàn 52 Tây Tiến) được tác giả vẽ từ một câu chuyện có thật về tình nghĩa quân dân trong kháng chiến chống Pháp.

Theo Ban Quản lý Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến: Đại tá Trần Kỳ (chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến) đã kể lại: Trong một lần hành quân đánh địch, giằng co nhiều ngày anh bạn cùng tiểu đội kiệt sức đã gục xuống rệ đường, anh chỉ tay vào túi áo ngực nói thều thào: "Trần Kỳ, ơi tớ mệt quá không đi nổi nữa rồi nhờ cậu hãy chuyển giùm bức thư và nói với cậu mợ, tớ luôn nhớ về gia đình". Đói lả, chân tay bủn rủn tôi chỉ biết động viên đồng đội hãy cố gắng lên mà nước mắt cứ tuôn trào. May mắn thay một phụ nữ dân tộc sinh sống tại Hòa Bình địu con nhỏ đi nương gặp, chị đã lặng lẽ tháo địu đặt đứa con xuống bên đường và không ngần ngại vắt chính những giọt sữa trên cơ thể của mình để cứu sống người lính trong cơn nguy kịch. Những giọt sữa ấy thật ấm áp tình người, ấm áp tình quân dân. Bức tranh chính là sự tri ân sâu sắc của họa sỹ Quang Thọ nói riêng cũng như của Trung đoàn 52 dành tặng đồng bào Tây Bắc.

Bên cạnh những hiện vật, câu chuyện xúc động về binh đoàn Tây Tiến, du khách được hướng dẫn đi theo 52 bậc đá lên khu tưởng niệm. Những bậc đá được thiết kế có đoạn thẳng vút, có đoạn uốn lượn tượng trưng chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến năm xưa đã vượt qua những dốc cao, vực sâu vô cùng hiểm trở. Năm bức phù điêu được thiết kế xung quanh quần thể ghi lại những câu chuyện cảm động về chiến công của Trung đoàn Tây Tiến. Đài tưởng niệm nằm ở vị trí cao nhất của quần thể được thiết kế hình cụm lưỡi lê, biểu tượng cho ý chí và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Trung đoàn Tây Tiến. Phía trước đài tưởng niệm là hai biểu tượng gắn liền với chặng hành quân của Trung đoàn 52 Tây Tiến, đó là Thạt Luông - biểu tượng của văn hóa, tinh thần của các bộ tộc Lào gửi tặng Trung đoàn Tây Tiến và hoa lau - loài cây rừng gắn với chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến tạo nên một không gian thơ mộng, huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Nằm không xa Đài tưởng niệm, Nhà bia ghi danh được thiết kế theo kiến trúc “Khải Hoàn môn”, đây là biểu tượng cho những chiến công cũng như những ước vọng về ngày chiến thắng.

Phía trước Đài tưởng niệm là không gian của Khu hoài niệm, đài vọng tưởng được thiết kế bao bọc kính trong suốt, mở ra một không gian thoáng đãng. Từ đây, du khách có thể quan sát không gian của núi rừng Tây Bắc thơ mộng, huyền bí và đầy bí ẩn cùng toàn cảnh thị trấn Mộc Châu. Đứng trên đài cao ngắm núi rừng Tây Bắc, trong lòng du khách hoài niệm về Trung đoàn Tây Tiến với những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn mà vô cùng dũng cảm, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân vì đất nước.

Phó Giám đốc Công ty CP Du lịch Pha Luông Đinh Hồng Phúc - đơn vị quản lý khu di tích cho biết, Khu di tích Quốc gia - Địa điểm lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến nơi bảo tồn, giới thiệu những hiện vật, hình ảnh gắn liền với những con người, những thành tích cùng những dấu ấn của Trung đoàn Tây Tiến luôn thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Nơi đây  bình quân đón trên 30.000 lượt khách mỗi năm, là “Địa chỉ đỏ” để các học sinh, sinh viên, cán bộ đến tham quan, học tập. Trong định hướng, Khu di tích sẽ luôn đổi mới, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, khai thác những câu chuyện gắn liền với Trung đoàn Tây Tiến, nâng cao chất lượng của đội ngũ thuyết minh, đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, kết nối cùng các Công ty Lữ hành để thu hút du khách đến với khu di tích, góp phần tạo một điểm đến hấp dẫn ở Cao nguyên Mộc Châu.