Tưởng giản đơn, nhưng đây lại là câu hỏi khó: “Người nghèo bao giờ hết nghèo?”. Ở Bạc Liêu, nếu lấy mốc thời gian năm 2015, khi đó cả tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo là 15,5%, hộ cận nghèo là 7,03%. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy “Về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020”, đến cuối năm 2018 giảm còn 4,3% - bình quân hằng năm giảm 3,75%. Theo tỷ lệ này thì vài năm nữa thôi, người nghèo Bạc Liêu hết… nghèo (tức không còn người nghèo)!?
Tưởng giản đơn, nhưng đây lại là câu hỏi khó: “Người nghèo bao giờ hết nghèo?”. Ở Bạc Liêu, nếu lấy mốc thời gian năm 2015, khi đó cả tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo là 15,5%, hộ cận nghèo là 7,03%. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy “Về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020”, đến cuối năm 2018 giảm còn 4,3% - bình quân hằng năm giảm 3,75%. Theo tỷ lệ này thì vài năm nữa thôi, người nghèo Bạc Liêu hết… nghèo (tức không còn người nghèo)!?
Rain: Ở đại học, bạn có thể nghèo bốn năm. Nhưng nếu không học, bạn sẽ nghèo cả đời!
Đậu đỏ: Thật đau lòng khi thấy người trẻ hỏi như vậy. Trước mắt, bạn có thể thi vào một trường với học phí thấp, thứ hai là nỗ lực để được tuyển thẳng - có học bổng và tiết kiệm chi phí.
Đừng bỏ cuộc, vượt qua khó khăn tài chính, mai này thành công bạn sẽ nhớ về và cảm giác như 1 giấc mơ.
Xixi: Nếu bạn không định lặp lại cuộc đời như của bố mẹ, con cái bạn sẽ như bạn và em gái, bạn biết phải làm gì rồi đó.
T.T: Nhất định phải đi học, nếu không muốn cuộc đời các con là phản chiếu cuộc đời nghèo khổ của chính bạn.
Mai: Đã nghèo thì lại càng phải học, nếu không về sau sẽ càng nghèo hơn. So sánh giữa học nhiều thêm vài năm với làm công nhiều thêm vài năm, trong lòng mọi người đã có kết luận.
Mèo: Đi bộ trong khuôn viên trường đại học, bạn sẽ được cảm nhận hương thơm cây cỏ, tiếng chim hót. Nếu bạn đi làm, bạn đang mang một gánh nặng mà đáng lẽ bạn không nên mang ở độ tuổi của mình. Cố gắng lên đại học nhé, đó là thanh xuân mà bạn nên có.
Đại học là thanh xuân một người trẻ nên có. (Ảnh minh họa)
1. Từng bị chỉ trích "con nhà lính, tính nhà quan" vì nghèo mà đi học đại học.
Với kinh nghiệm của 1 đứa nhà nghèo thì tôi nói thật, bạn nhất định phải học. Là con gái thì càng phải học!
Nhà tôi nghèo, hồi tôi học xong lớp 12 bố mẹ hỏi tôi muốn học đại học không. Tôi bảo muốn. Rồi tất cả cô dì, chú bác, hàng xóm... tất tần tật đều nói tôi "con nhà lính, tính nhà quan", rằng tôi ích kỷ, không quan tâm cha mẹ. May mắn là bố mẹ tôi ủng hộ.
Hồi đấy nhà xa trường, tôi phải ở trọ. Tôi vẫn nhớ tôi vào trường được 5 ngày thì bắt đầu lao vào tìm việc làm thêm. Bưng bê, quét dọn, rửa bát, gia sư,... chẳng việc gì tôi từ chối. Tôi tự kiếm đủ tiền nuôi bản thân, ăn, uống, trọ, quần áo, đi chơi.
Đôi khi dồn lại đóng được cả học phí. Năm thứ 2 đại học tôi đủ tiền mua 1 cái iPhone 6 cũ (hồi đấy hơn 5 triệu). Năm 3 sau tôi đủ tiền mua laptop. Năm thứ tư thì tôi quyết định đi thực tập nước ngoài. Tôi nhờ bố mẹ vay hộ 1 khoản tiền để chuẩn bị.
Tôi sang đó đi làm, lương không thể gọi là cao nhưng so với tầm chung thì tạm ổn (2x-3x triệu/ tháng). À bây giờ thì tôi đang kẹt bên này mà không về nhà được.
Tôi tự ăn bánh, tự thổi nến, tôi chỉ mong có thể mãi mạnh mẽ như từ trước đến giờ. (Ảnh minh họa)
Hôm nay sinh nhật, tôi tự ăn bánh, tự thổi nến, tôi chỉ mong có thể mãi mạnh mẽ như từ trước đến giờ. Đọc đến đây thì cho tôi xin 1 lời chúc lấy động lực nhá.
Và nhớ là phải học, nhất định phải học thì mới đổi được kiếp nghèo!
2. Không đi học sẽ trở thành điều khiến cả đời bạn hối hận nhất.
Là một người có gia cảnh nghèo khó nhưng đã học xong đại học, tôi chân thành cho bạn một lời khuyên: Nhất định phải học!
Kể bạn nghe hai câu chuyện có thật. Một là tôi, một là bạn thân của tôi. Gia đình hai chúng tôi đều rất nghèo, nghèo đến mức nào á? Bắt đầu từ hồi tôi học tiểu học thì đã luôn không nộp học phí đúng hạn rồi, mỗi một học kì mới đều là ba tôi đi tìm giáo viên chủ nhiệm xin “chịu”.
Cả nhà một tuần chỉ có khoảng 17k để ăn uống. Trong ký ức của tôi, lúc nhỏ chưa bao giờ có chuyện mua quần áo mới, đều là mặc lại đồ cũ của chị gái. Thế mà bạn thân của tôi nhà còn nghèo hơn cả tôi.
Kể chuyện của tôi trước. Tôi thi đậu đại học, nhưng trong nhà kiếm không nổi học phí. May mắn bạn trai đã giúp tôi tìm hiểu về khoản vay sinh viên. (Thời đó thông tin rất ít ỏi, tôi chưa từng được chạm vào điện thoại, máy tính).
Sau đó là bốn năm đại học, học phí của tôi đều là vay. Lúc đó tôi cũng rất áp lực, luôn cảm thấy nợ nần nhiều như vậy, sau này sao trả nổi? Bây giờ nghĩ lại thấy mình ngây thơ ghê, hiện tại lương một tháng của tôi cũng xấp xỉ học phí 4 năm đại học rồi, nào có thấy áp lực gì đâu?
À, còn chuyện sinh hoạt phí mới là vấn đề. Tôi chỉ được cho một khoản lúc nhập học, sau đó tự làm thêm và trang trải. Dù không đơn giản, nhưng tôi làm gia sư cũng tạm đủ sống.
Nhất định phải học thì mới đổi được kiếp nghèo (Ảnh minh họa).
Tới năm ba, năm tư, tôi ít làm gia sư hơn mà làm những công việc khác để có thêm kĩ năng xã hội. Trong lúc làm việc tôi được đánh giá khá cao về kỹ năng tổ chức, nên đã được một vài đối tác trọng dụng.
Bốn năm đại học, trong nhà không gửi tiền cho tôi, nhưng tôi cũng không oán trách ba mẹ, vì tôi ý thức được hoàn cảnh gia đình, và đã hạ quyết tâm tự dựa vào sức mình.
Kể bạn nghe chuyện của bạn thân tôi. Cô ấy lực học có thể đậu trường tầm trung, nhưng cô ấy đã bỏ cuộc ngay từ lúc điền nguyện vọng rồi. Cô ấy ghi Thanh Hoa Bắc Đại (bạn tôi hiểu bản thân thi không nổi nên điền đại đó). Vì cô ấy biết dù có thi đậu thì cũng không có tiền để học.
Sau khi quyết định từ bỏ đại học, bạn tôi ra ngoài làm công, vào nhà xưởng, bưng bê, làm giáo viên dạy thay ở trường mẫu giáo... Từ đầu đến cuối đều không tìm được công việc mà bản thân thích. Sau đó nữa thì lấy chồng rồi. Cô ấy bây giờ, sống một cuộc sống bình bình, nhưng đoán chừng trong lòng cô ấy cả đời này cũng không buông bỏ được chuyện bản thân không lên đại học được.
Cô ấy bây giờ sống một cuộc sống bình bình bên gia đình, nhưng cả đời không buông bỏ được chuyện bản thân từ bỏ đại học.
Tôi đã nói với cô ấy rằng từng khó khăn đều có cách giải quyết. Tuy là bây giờ với cô ấy thì điều này chẳng còn nghĩa lý gì. Nhưng tôi vẫn nói, bởi mong cô ấy về sau gặp phải khó khăn cũng đừng dễ dàng từ bỏ.
Mong những điều kể trên sẽ có ích với bạn. Không đi học sẽ trở thành điều khiến cả đời bạn hối hận nhất và không thể nào bù đắp được.
3. Học hành là nấc thang chạm tới ước mơ và thật sự xứng đáng để tất cả mọi người đầu tư làm thật tốt.
Chị sinh ra trong gia đình nghèo, vách nhà là ván, mưa dột trên đầu, dưới thì ngập hết cả bàn chân. Nhà bị giải tỏa, phải bán hết đồ đạc chuyển đến căn trọ chưa đầy 30m2.
Bốn năm đại học của chị thật sự rất vất vả. Học ở trường, đi làm thêm ròng rã. Bạn bè rủ cuối tuần đi chơi, chị từ chối. Họ bảo chị thật sự thích học thế cơ à? Không, khoảng thời gian đó chị rất cô đơn! Học không vui, đi làm thêm cũng chỉ một mình.
Nhưng động lực duy nhất là không để bố mẹ cứ mãi buôn gánh bán bưng trên phố. Động lực thứ hai là làm gương cho em út trong nhà.
Rồi mọi thứ cũng được đền đáp, chị ra trường, nhận được 1 vị trí rất tốt, lương khởi điểm là niềm ao ước của nhiều người. Chị nỗ lực làm việc, chân trong chân ngoài, mỗi đêm vẫn tự học. Lúc đầu mệt mỏi thì sau này sẽ thoải mái, lúc đầu thoải mái thì sau này sẽ mệt mỏi hơn nhiều. Cuộc đời thực ra rất công bằng!
Hiện giờ thu nhập của chị đã hơn bạn bè cùng tuổi vài lần. Bố mẹ không phải rong ruổi trên phố nữa. Đầu 2020 gia đình chị chuyển vào nhà mới, nợ ngân hàng chứ không mua đứt được đâu.
Tuy nhiên, chị biết những năm tháng túng thiếu chật vật trước kia đã qua đi rồi, cuộc đời sau này sẽ suôn sẻ hơn. Học hành là nấc thang chạm tới ước mơ và thật sự xứng đáng để tất cả mọi người đầu tư làm thật tốt!
Có thể nói, đó là một câu hỏi muôn thủa của tất cả chúng ta, nhất là trong điều kiện kinh tế càng ngày càng phát triển như hiện nay và sự tách biệt giữa người giàu, người nghèo ngày càng sâu sắc.
Đã có rất nhiều học giả, chuyên gia đã tìm hiểu và có những giải đáp cho câu hỏi này, tuy nhiên, chính chúng ta lại không nhận ra những lý thuyết đơn giản đó để áp dụng thành công cho bản thân.
1. Người giàu biết cách kiếm tiền
Chìa khoá quan trọng ở đây là họ biết cách kiếm tiền, biết cách đầu tư, nói về điều này, có một câu chuyện nói rằng: “Nếu tôi đưa 10 đồng đầu tư cho 2 người, một người giàu và một người nghèo, bạn sẽ thấy cách họ xử lý tiền ra sao. Người nghèo lấy tiền ấy đi mua đồ ăn, mua đồ dùng họ đang thiếu, những đồng tiền đó chỉ mất đi chứ không hề sinh lời thêm còn người giàu họ sẽ dùng 10 đồng ấy đầu tư để có số tiền lớn hơn”.Bên cạnh phương pháp đầu tư này, chúng ta có thể thấy người giàu có cách để kiếm tiền trên công sức người khác còn người nghèo họ chỉ biết nai lưng ra làm thuê kiếm từng đồng, đôi khi, những đồng tiền họ nhận được hoàn toàn không phù hợp với những điều họ bỏ ra. Tuy nhiên, họ chấp nhận điều đó, họ lo sợ sẽ mất việc nếu lên tiếng đòi hỏi và đó chính là nguyên nhân khiến người nghèo vẫn nghèo còn người giàu lại càng giàu hơn.
2. Xây dựng tài chính cho tương lai
Người giàu luôn biết lập kế hoạch tài chính cho bản thân, xây dựng tài chính chính vững chắc để thực hiện những dự định của mình. Còn người nghèo thì mới chỉ dừng lại ở việc tính toán sao chi tiêu hợp lý từ những đồng lương ít ỏi, có ước mơ nhưng không biết cách để hiện thực hiện ước mơ của mình. Bằng việc lập kế hoạch tài chính và thực hiện nó trong việc chi tiêu và kiếm tiền khiến người giàu có thể nhanh chóng xây dựng cho mình một cuộc sống đủ đầy và thực hiện được ước mơ của mình, còn người nghèo vẫn mãi chỉ có những “ước mơ đẹp”.
3. Biết nghĩ lớn, mạo hiểm và chấp nhân thất bại
Người giàu thường suy nghĩ lớn, đặt ra các mục tiêu lớn và dám mạo hiểm đầu tư để có thể kiếm tiền lớn. Với người nghèo, họ chỉ dừng lại ở những mục tiêu nhỏ, bó hẹp và luôn mang tâm lý sợ hãi thất bại, sợ hãi mất đi số vốn ít ỏi họ có khi bắt đầu làm một việc gì đó.Bên cạnh đó, như chúng ta đã thấy, hầu hết những người thành công là những người đã từng thất bại, nhưng họ dám chấp nhận những thất bại đó và tiếp tục xây dựng ước mơ của chính mình. Điểm này cũng chính là sự khác biệt rất lớn giữa người giàu và người nghèo.
Người giàu khi nhìn những vấn đề xung quanh, những tình huống xảy ra trong kinh doanh họ có thể rút ra những bài học riêng cho bản thân, biết nên học gì và bỏ đi những vấn đề gì. Còn gười nghèo đôi khi họ nằm trong vòng luẩn quẩn, mình có nên học theo cách này hay không, cách này liệu có phù hợp với mình hay không và rồi cuối cùng họ chọn phương án làm theo cách cũ của mình dù không biết cách đấy có tốt không?
Có rất nhiều người biết tới sự thật hiển nhiên này nhưng chính bản thân họ không thoát được lối tư duy cũ, chưa dám mạo hiểm để xây dựng nguồn lực tài chính cho mình. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một trong những người giàu, hãy thay đổi lối tư duy và hãy mạnh dạn đầu tư nếu cảm thấy phương pháp đầu tư đúng đắn và mang lại giá trị thực cho mình.
#bizbooks #sachdanhchodoanhnhan
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenhienlelocdinh
CÔNG TY TNHH VLXD TÔN THÉP TÂN HỒNG PHÚC
Địa chỉ: 1181 Đại lộ Bình Dương, KP 3A, P. Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 0274 625 6699 | 0947 9595 88
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/VLXDTanHongPhuc/