Trong phần IELTS Listening sẽ bao gồm 40 câu hỏi dựa trên bốn bản ghi âm. Cùng IDP tìm hiểu cách tính điểm để hiểu rõ hơn về phần thi này nhé.
Trong phần IELTS Listening sẽ bao gồm 40 câu hỏi dựa trên bốn bản ghi âm. Cùng IDP tìm hiểu cách tính điểm để hiểu rõ hơn về phần thi này nhé.
Muốn nâng cao kỹ năng để đạt điểm cao trong phần thi Listening, bạn phải thường xuyên luyện tập trả lời các câu hỏi và hoàn thành bài thi thử đầy đủ.
Có thể luyện tài liệu thi IELTS của những năm trước trên internet, canh thời gian làm bài một cách nghiêm túc.
Cần nắm rõ các dạng đề trong các phần của bài thi Listening để có phương pháp làm bài hiệu quả.
Các bước cần thực hiện khi làm các bài IELTS Listening
Bước 1: Đọc kỹ đề, xác định giới hạn từ ngữ cần điền
Cần chú ý trong câu hỏi sẽ có yêu cầu số lượng từ được chỉ định trong câu trả lời, hoặc câu trả lời phải là ngày hoặc số,…
Bên cạnh đó, khi sử dụng dấu gạch nối (hyphen) giữa 2 thành phần thì sẽ được tính là một từ, nếu không có dấu gạch nối thì sẽ tính là 2 từ.
Bước 2: Đọc câu hỏi và tìm từ khóa
Trước mỗi câu hỏi, hãy đọc cẩn thận, gạch chân hoặc khoanh tròn cụm từ quan trọng để nắm được ý chính cần nghe.
Bước 3: Dựa vào nội dung câu hỏi để đưa ra một số dự đoán cho câu trả lời
Bước 4: Nghe tập trung, lựa chọn đáp án chuẩn nhất
Cần chú ý cả chính tả trong câu trả lời, đặc biệt nên chú ý đến những từ số nhiều vì chỉ cần sai một chút sẽ dẫn đến sai kết quả.
Bốn bước cơ bản khi làm bài IELTS Listening
Trong đề thi chắc chắn sẽ có bẫy thông tin, do đó hãy cố gắng lắng nghe và tập trung cao độ để không bỏ lỡ thông tin quan trọng.
Ngoài ra, bài thi Listening IELTS thường làm khó thí sinh bằng cách đảo trật tự câu trả lời.
Bạn phải chú ý kỹ để không bị nhầm thứ tự lúc nghe, dẫn đến toàn bộ bài thi bị điền sai đáp án.
Nếu không kịp nghe một câu nào đó, hãy nhanh chóng bỏ qua, tránh mất thời gian và làm ảnh hưởng đến các câu tiếp theo.
Hầu hết các bài nghe IELTS đều sẽ có transcript đi kèm để bạn kiểm tra đáp án và phân tích lỗi sai. Việc tận dụng transcript nghe để học từ mới giúp bạn không phí phạm nguồn tài liệu quý giá này.
Cách học từ mới qua transcript hiệu quả gồm có Keyword Table và ghi chép truyền thống.
Sau khi đã biết hết nghĩa và cách phát âm của từ mới, bạn nên đọc lại transcript một lần nữa và ôn lại theo phương pháp lặp lại ngắt quãng (spaced repetition).
Cách để nghe chép chính tả với transcript là phân chia ra từng đoạn nghe khoảng 5 – 6 phút.
Nếu có thời gian, bạn cũng có thể lặp lại phần nghe đó 1 – 2 lần nữa để tăng cường độ chính xác của phần chép chính tả. Sau khi xong, bạn cần kiểm tra bằng cách đối chiếu lại với transcript nghe để sửa lỗi sai.
Xem thêm: IELTS Listening Spelling – Nâng Cao Kỹ Năng Nghe Viết Chính Tả IELTS
IELTS Reading Band Score là thang điểm được sử dụng để đánh giá kỹ năng đọc của thí sinh trong kỳ thi IELTS. Điểm này dao động từ Band 1 (yếu) đến Band 9 (xuất sắc), phản ánh khả năng hiểu và phân tích thông tin từ các đoạn văn bản tiếng Anh của thí sinh. Bài thi IELTS Reading gồm 40 câu hỏi, và số lượng câu trả lời đúng sẽ được quy đổi thành điểm band.
Hiểu cách tính điểm này sẽ giúp bạn biết được mức độ mình đang ở đâu và cần làm gì để cải thiện.
Xem thêm: Từ Vựng IELTS Chủ Đề Clothes (Quần áo) Hay Nhất Bạn Cần Biết
Để đạt điểm cao trong phần thi Speaking, bạn cần hiểu rõ, hoàn thiện và nâng cao 4 tiêu chí chấm điểm.
Khi luyện tập Speaking, không chỉ trả lời trực tiếp ý chính của câu hỏi, mà nên mở rộng và bổ sung thêm những ý phụ liên quan.
Tự đặt những câu hỏi “WH question” (What, When, Why, Where, Who, How) để phát triển thêm ý và diễn giải câu trả lời phong phú hơn.
Cần sử dụng các từ nối linh hoạt để giám khảo dễ theo dõi, chuẩn bị các cấu trúc chuyển ý thông dụng và phù hợp để bài nói thật mạch lạc.
Tăng vốn từ vựng bằng cách học tổng hợp các nhóm chủ đề lớn thường gặp trong bài thi IELTS Speaking.
Như Science and Technology, Education, Work and Business, Culture, Health,…
Luyện tập áp dụng vào từng bài thi thử cụ thể để trau dồi phản xạ và sự thuần thục của mình.
Luyện tập Paraphrase hiệu quả, cố gắng cách diễn đạt lại ý đã nói theo một cách khác.
Như dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thay loại từ, thay cấu trúc câu, hay thay chủ ngữ, nhưng tránh tình trạng một câu quá dài và lê thê khi nói.
Luyện tập Speaking để trau dồi phản xạ và tăng sự thuần thục
Ngoài ra, cần nắm vững cấu trúc câu đơn và học thêm cấu trúc ngữ pháp phức tạp.
Tập trung vào những cấu trúc như câu mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, liên từ, câu phức miêu tả lý do, câu phức mệnh đề chỉ sự tương phản, nhượng bộ.
Sau khi đã thuần thục và vững vàng, chuyển qua ôn luyện những cấu trúc phức tạp như câu ghép phức, câu đảo,…
Có thể kết hợp linh hoạt các thì quá khứ, hiện tại, tương lai để làm phong phú bài nói và thể hiện khả năng kể chuyện hấp dẫn hơn.
Ôn kỹ và luyện tập hoàn thiện những điểm cơ bản trong phát âm.
Như nguyên âm (vowels), phụ âm chính (consonants), ending sounds (âm đuôi/gió), nhấn âm/câu (stresses), và intonation (ngữ điệu).
Nghe và lặp lại theo các đoạn hội thoại của người bản xứ qua phim ảnh, âm nhạc.
Khi luyện nói cần ghi âm và tự nghe lại, hoặc nhờ bạn bè và thầy cô cùng nghe để chỉnh sửa cho bạn kịp thời.
Trong quá trình thi, hãy bình tĩnh, tự tin, mỉm cười khi nói chuyện với giám khảo để có một cuộc hội thoại thật thú vị và hấp dẫn.
Bạn cũng cần phải trung thực, hãy cố gắng để trả lời câu hỏi, không nên từ chối trả lời câu hỏi.
Nếu không hiểu rõ câu hỏi, có thể đề nghị giám khảo lặp lại để có thể trả lời câu hỏi, tránh lan man, lạc đề.
Sự tự tin, mỉm cười khi nói chuyện với giám khảo sẽ đem lại điểm cộng cho bạn
Bạn nên xem ngay mua sách học IELTS ở đâu (Cập nhật mới nhất 2024) giúp có thêm thông tin tham khảo để lựa chọn được sách chất lượng, hỗ trợ quá trình học.
Bài thi Writing bao gồm 2 phần Task 1 và Task 2, mỗi phần thi sẽ yêu cầu nội dung khác nhau.
Đối với Task 1, bạn cần làm quen với tất cả các dạng biểu đồ thường xuất hiện trong bài thi IELTS để giúp bạn dễ dàng diễn giải dữ liệu hơn.
Dành 5 phút để lên dàn ý cho bài viết, sắp xếp ý tưởng của bạn để bài viết có tính mạch lạc và chặt chẽ.
Sau đó, suy nghĩ đến những từ liên kết mà bạn có thể sử dụng trong bài viết như however, in contrast, similarly, after this,…
Lên danh sách các từ vựng riêng và các thì tiếng Anh cho từng loại biểu đồ và làm quen trước khi bước vào bài thi Writing chính thức
Những từ vựng thường dùng như từ vựng mô tả sự thay đổi increase, decrease, rise, fall, soar, plummet,…
Từ vựng mô tả các điểm cao nhất, thấp nhất, ổn định hoặc không ổn định trong biểu đồ như peak, through, plateau, remain unchanged, fluctuate,…
Ưu tiên sử dụng những câu phức sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn trong phần thi Writing.
Ngoài ra, bạn nên cố gắng sử dụng nhiều cấu trúc khác nhau, cũng như kết hợp các cụm danh từ khi viết.
Cần làm quen với tất cả các dạng biểu đồ thường xuất hiện trong bài thi IELTS
Đối với Task 2, trước tiên bạn cần nhận diện bài luận ở dạng nào để có hướng viết cụ thể.
Dạng giải pháp cho một vấn đề, nguyên nhân, hay thể hiện mức độ đồng ý hoặc không đồng ý đối với đề tài được cho,…
Viết một bài luận luôn đảm bảo đủ 3 phần gồm giới thiệu, thân bài, kết luận.
Cần nghiên cứu những từ vựng về các lĩnh vực thường xuất hiện trong đề thi IELTS như giáo dục, các vấn đề xã hội, kinh tế, thế giới,…
Và dành thời gian tìm hiểu các thành ngữ liên quan đến các chủ đề trên để bài viết thêm ấn tượng.
Chú ý khi luyện tập, bạn cần thực hiện theo các bước sau để bài viết của mình tốt nhất.
Bước 1: Lên dàn ý cho những điều bạn chuẩn bị viết.
Bước 2: Liệt kê những ví dụ sẽ hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
Bước 3: Suy nghĩ đến những từ có thể sử dụng để liên kết câu, các cấu trúc câu phức khác nhau, từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để bài viết thêm ấn tượng.
Điều quan trọng nhất, khi bước vào phòng thi bạn phải thật bình tĩnh, tự tin và thoải mái. Điều này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.
Đối với Task 2, cần nhận diện bài luận ở dạng nào để có hướng viết cụ thể